Các hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Khi chào đời là lúc bé bắt đầu với một cuộc sống hoàn toàn mới sau khi ra khỏi bụng mẹ, đánh dấu khả năng sống độc lập của bé ở môi trường bên ngoài. Lúc mới sinh, sức đề kháng của bé còn non yếu, nhiều chức năng vẫn chưa được hoàn thiện. Thế nên, cơ thể bé sẽ có nhiều thay đổi trong những tuần đầu tiên nhằm thích nghi với cuộc sống. Bên cạnh sự thay đổi và phát triển đó thì bé sẽ không thể tránh khỏi một trong số những chứng bệnh sau:

     1. Vàng da 
Vàng da là hiện tượng do hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật nên. Nếu bị vàng da sinh lý thì không sao, nó xảy ra vào ngày thứ 4 - 5 sau sinh và tự chấm dứt vào ngày thứ 9 - 10 trở đi đối với trẻ sinh đủ tháng; hiện tượng này sẽ kéo dài hơn đối với trẻ sinh non. Vàng da sinh lý trẻ vẫn bú, hoạt động và phát triển bình thường. Thế nhưng, nếu là vàng da do bệnh lý thì các mẹ nên chú ý phải cho trẻ đi khám ngay, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà có cách điều trị thích hợp nhé. Bệnh có biểu hiện sớm, trong vòng 36 giờ sau sinh. Cụ thể là bị vàng da ở mặt, các chi và toàn thân, da vàng sậm, bú kém...Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu mẹ - con, thiếu hụt men G6PD (Gluco-6phosphat dehydrogenase) bẩm sinh. 


Vàng da tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

     2. Trọng lượng giảm
Trẻ sơ sinh sau khi chào đời  3-7 ngày, trọng lượng cơ thể bé sẽ giảm khoảng 6-10% là do thay đổi môi trường mới nên trẻ chưa có sự thích nghi kịp, đồng thời da của trẻ mỏng nên có sự thoát nước từ da. Đây chỉ là hiện tượng sút cân sinh lý bình thường không đáng lo ngại. Sau 10 ngày chăm sóc và bú sữa mẹ đầy đủ thì trọng lượng của bé sẽ được phục hồi và bắt đầu tăng lên theo thời gian. Nếu sau thời gian đó mà bé không tăng cân mà thậm chí còn giảm hơn thì có thể là do cách chăm của bố mẹ chưa thích hợp hoặc trẻ chịu ảnh hưởng của bệnh gì đó. Các bậc phụ huynh nên điều chỉnh lại chế độ chăm sóc hoặc đưa trẻ đi khám để được tư vấn rõ hơn.

      3. Nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày lên thực quản. Hiện tượng này có thể xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, rướn người hay thay đổi tư thế đột ngột. Dạ dày có hai cơ thắt ở hai đầu, đầu trên nối với thực quản gọi là cơ thắt tâm vị; đầu dưới nối với tá tràng là cơ thắt môn vị. Đặc tính của cơ thắt này là đóng kín để giúp cho thức ăn trong dạ dày tiêu hóa, nhưng ở trẻ sơ sinh dạ dày trẻ nằm ngang, cơ thắt tâm vị lại lỏng lẻo, trong khi đó cơ thắt môn vị đóng kín, chính điều này làm cho trẻ dễ bị nôn trớ. Để tránh hiện tượng này, các mẹ không nên cho con bú quá no và nên chia thành nhiều lần trong ngày. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày. Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng thấp. Không để trẻ bú xong nằm ngay  mà nên bế trẻ cao đầu một lúc để sữa xuống hẳn dạ dày rồi mới đặt bé xuống, tránh việc bé bị sặc, trớ sữa .

      4. Mọc nanh sữa
Nanh sữa hay còn gọi là “ngọc thượng bì" là hiện tượng do các tế bào thượng bì tích tụ lại tạo nên. Hiện tượng là trên nướu răng của trẻ nổi lên một hay nhiều hạt nhỏ màu trắng, vàng nhạt ngay trên bề mặt hoặc ở dưới niêm mạc lợi. Kích thước mỗi nang hạt thường vào khoảng 2-3 mm. Một số phụ huynh không có kinh nghiệm cho rằng đó là do trẻ mắc bệnh về khoang miệng gây ra. Thực tế, đấy không phải là bệnh mà là một hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé. Các mẹ có thể thấy bé xuất hiện hiện tượng này sau khi trẻ chào đời từ 3-5 ngày nhưng nó sẽ tự biến mất sau 2-3 tuần và không để lại biến chứng gì. Một điều lưu ý cho phụ huynh là không nên dùng kim hoặc lấy vải gạc chà vào nanh sữa để tránh tổn thương niêm mạc, gây viêm nhiễm mà hãy để nó tự rụng bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé nhé.



Không nên dùng vải gạc chà vào nanh sữa để tránh bị tổn thương

5. Bị sốt
Sốt tự bản thân nó không phải là một bệnh, mà là một cách phản ứng của cơ thể đối với một loại bệnh nào đó. Ở trẻ sơ sinh, bị sốt phổ biến nhất là do thiếu nước, nhiễm trùng hoặc do phản ứng của sơ thể sau tiêm ngừa. Ta cần xác định định bằng cách cặp nhiệt độ cho bé sau đó quan sát và theo dõi thêm các triệu chứng khác đi kèm như bé có bỏ bú, ho, thở khò khè, quấy khóc…hay không. Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chăm sóc của bác sĩ thì nên đưa bé đi khám ngay.

Nếu chủ động phòng tránh hoặc phát hiện và xử lý kịp thời thì các bệnh trên sẽ không đáng lo ngại nhưng nếu các mẹ phát hiện muộn thì có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc đấy nhé.


Chi's mommy

I am the chief blogger on this Blog and here I like to share my internet / tech experience with my online readers.
Support me by following Tuệ Tâm Trà - Tue Tam Tea House

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét