Tắc tia sữa là một trong số những bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là trong giai đoạn hậu sản. Nó thường gây ra những đau đớn và khó chịu cho sản phụ và gây hệ luy đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi sữa mẹ có rất nhiều công dụng, đặc biệt là tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các chị em có thể phòng tránh được nó.
Cấu tạo bầu vú của người phụ nữ gồm rất nhiều ống dẫn có chức năng dẫn sữa từ các nang sữa về các xoang chứa sữa nằm ngay sau quầng vú. Dưới sự tác động bú của trẻ, sữa sẽ được hút ra ngoài. Khi một ống dẫn bị gập lại do tư thế hoạt động hoặc vì một lí do nào đó làm cho ống dẫn bị hẹp hoặc bị bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Bít tắc có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên ống dẫn sữa hoặc ngay tại xoang chứa sữa. Có thể bị tắc ở một ống dẫn, nhưng cũng có thể bị tắc cùng lúc ở nhiều ống dẫn. Tại chỗ tắc sẽ dần bị vón cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn bị ứ,căng phồng lên chén ép các ống dẫn khác làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Tắc tia sữa là vấn nạn của các mẹ |
- Sau khi bé bú xong mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến sữa ứ đọng lâu ngày, lâu dần khiến sữa bị ôi và gây tắc nghẽn. .
- Do mẹ chưa cho con bú quen hoặc da núm vú mỏng nên bị đứt cổ gà, sau khi bú lại không vệ sinh núm vú đúng cách làm phát sinh vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào thông qua đầu vú vào ống sữa rồi gây tắc tia sữa tự nhiên.
- Do nhiều bà mẹ núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá hoặc to quá, khiến cho bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti nhiều, càng cắn mút nhiều khiến hiện tượng nứt càng nặng hơn khiến mẹ đau, phản xạ không cho con bú hoặc cho bú ít. Hoặc ngược lại, việc bé bú quá thường xuyên nên không vệ sinh đầu ti được khiến vi khuẩn xâm nhập làm tắc và viêm tuyến sữa.
- Tinh thần không thoải mái hoặc chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa bị ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.
- Do bị cảm, bị nhiễm lạnh làm cho sữa khó lưu thông.
Cách phòng tránh
Từ những nguyên nhân trên ta nhận thấy vệ sinh đầu vú là điều rất quan trọng để phòng tránh tắc tia sữa, cụ thể:
- Sau khi sinh xong, bạn nên day đầu vú cho mềm và lau sạch đầu vú để khi bé bú thì sữa được tiết ra. Nên cho bé bú ngay 1-2h sau sinh để sữa non thông tia sữa, khi sữa nhiều sẽ không bị tắc nghẽn.
- Cho bé bú đều cả hai bên để đảm bảo tia sữa được thông hoàn toàn, nếu bên nào đó thấy to hơn nên kiểm tra để có những xử lý thích hợp.
- Nếu trẻ bú không hết, cần nặn hết sữa thừa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
- Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
- Trước khi cho trẻ bú mẹ nên lau sạch đầu vú, bé bú xong cũng dùng nước muối loãng ấm để lau và vệ sinh đầu vú.
- Xoa bóp hai bầu vú để chúng luôn mềm mại, bế con đúng cách, cho bú hết từng bên.
- Dùng khăn bông sạch để thấm sữa và thay khăn thường xuyên để tránh sữa thấm lâu ngày ẩm mốc
- Khi vú bị đứt cổ gà càng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và vẫn cho bé bú bình thường, chỉ cần lấy nước muối loãng rửa hàng ngày, liên tục sẽ lành rất nhanh và không bị viêm nhiễm gì nhé.
- Nên ăn uống đủ chất, không kiêm khem và có tinh thần thoải mái, vui vẻ làm cho bầu sữa luôn thông thoáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét