Các mẹ các chị đang đọc bài này chắc cũng không giới thiệu nhiều về công dụng của dầu gấc nữa. Mình cũng chỉ xin điểm qua lại vài tác dụng phổ biến để ghi nhớ khi cần tra cứu lại.
Tác dụng lớn nhất của Gấc là chống ung thư, riêng hàm lương Lycopen (chất có khả năng phòng chống, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư) trong gấc gấp tới 70 lần trong cà chua. Ngoài ra Gấc còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác: Vitamin E, carotene .. Có tác dụng tốt cho tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Gấc rất phổ biến nhưng cũng ít các chị em có thời gian tự làm dầu gấc được, phần vì không có đủ thời gian làm, phần vì không biết làm thế nào cả. Các nghiên cứu khoa học cũng cho rằng các chị em chuẩn bị mang bầu bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm chế biến từ gấc cũng rất tốt. Với các bà mẹ đang mang bầu cũng nên ăn từ 2 đến 3 lần mỗi tháng sẽ tăng cường sức đề kháng cho thai nhi.
Ngoài có tác dụng rất tốt với bà bầu, Gấc cũng được nhiều bà mẹ dùng để nấu ăn dặm cho các bé. Gấc có chưa một hàm lượng lớn vitamin A và vitamin E, hàm lượng beta-caroten rất cao nên cũng rất thích hợ với các bé biếng ăn.
Tự làm dầu Gấc ở nhà cũng không quá khó lắm. Có hai cách làm dầu gấc, một là làm dầu gấc 100% nguyên chất (cách này tương đối khó làm, vì kỳ công), hai là chưng gấc với dầu ăn. Xin note lại cách chưng dầu gấc với dầu ăn cho chị em:
Nguyên liệu:
|
Chọn gấc nếp chín đều |
- 1 quả gấc (khoảng 1kg): Chọn gấc nếp chín đều
- 300ml dầu ăn: tốt nhất nên dùng dầu oliu
Cách làm:
- Dùng dao cắt xung quanh phần gấc hoặc bổ đôi
|
Tự làm dầu gấc - bổ gấc |
- Dùng thìa nạo hết phần thịt gấc và ruột gấc rồi để vào tô lớn
< |
Dùng thìa tách thịt gấc |
- Đem phần thịt gấc và ruột gấc phơi nắng tầm 3 tiếng hoặc cho vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng. Mục đích là cho phần thịt gấc khô lại để tách phần thịt gấc ra khỏi hạt gấc dễ hơn. Dùng dao nhỏ tách phần thịt gấc khỏi hạt.
|
Tác phần màng khỏi hạt gấc |
- Phần thịt gấc và màng đỏ sau khi tách ra thì mang phơi nắng thêm khoảng 2 tiếng. Tùy theo thời tiết bạn có thể phơi lâu hơn. Đến khi sờ vào phần thịt gấc mà không còn bị dính tay. Nếu chị em không có thời gian thì có thể dụng máy sấy để sấy cho nhanh.
|
Sấy hoặc phơi phần thịt và màng gấc |
- Cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn phần thịt gấc đã phơi qua. Cho vào một nồi lớn, đồ hết số dầu đã chuẩn bị vào. Đun nhỏ lửa (chỉ nên 70 độ). Nhiệt độ rất quan trọng khi làm dầu gấc, nếu lửa to quá thì gấc sẽ cháy và mất dinh dưỡng, lửa nhỏ quá thì gấc không tiết hết ra được tinh dầu. Nếu không xác định được nhiệt độ các chị em có thể đun nóng nhẹ rồi giữ nhiệt, tắt bếp để nguội khoảng 30 phút rồi lại đun tiếp đến khi quan sát thấy màng gấc teo nhỏ và khô cứng lại là được. Khi nấu dầu gấc nhớ khuấy đều tay để thịt gấc được chưng đều.
|
Chưng dầu và gấc ở nhiệt độ khoảng 70 độ |
- Dầu gấc khi chưng xong để nguội hẳn rồi dùng màng lọc hoặc khăn xô để lọc bã gấc ra.
|
Lọc bỏ màng và phần thịt ra khỏi dầu |
- Tinh dầu lấy được các chị em nên để trong chai, hũ thủy tinh để dùng dần. Dầu gấc thành phẩm sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm rất bắt mắt, mùi rất dễ chịu. Với tinh dầu tự chưng ở nhà thế này các chị em có thể để dành dùng dần trong khoảng 12 tháng. Nhưng tốt nhất thì chỉ nên dùng trong khoảng 3 tháng thôi nhé.
< |
Đựng dầu trong chai hoặc hũ thủy tinh |
Chúc các mẹ thành công ;)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét