Cách chọn và chế biến cá để tránh nguy cơ nhiễm độc

Thực phẩm không không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như nhiễm độc đang là vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ chất thải của các nhà máy dẫn đến nước có nồng độ cao các kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân khiến người dân hết sức lo lắng. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi chọn và chế biến các loại thủy hải sản này cho trẻ nhỏ, nhất là cá để tránh nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng nhé.

Cá tươi ngon có mắt lồi và trong suốt
* Nguy cơ nhiễm kim loại nặng

Không chỉ riêng các con sông mà ngay đến biển cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do hoạt động sản xuất của một số nhà máy gây ra. Các loài sinh vật sống trong môi trường nước chịu ảnh hưởng lớn từ sự ô nhiễm này, dẫn đến tích trữ các kim loại nặng trong cơ thể chúng. Khi con người ăn các loại thủy hải sản này sẽ gián tiếp mang những kim loại nặng này vào cơ thể, đặc biệt đối với trẻ em nhỏ lại càng nguy hiểm hơn. Nếu các bé bị tích trữ kim loại nặng quá nhiều khi ở độ tuổi còn nhỏ (dưới 5 tuổi) thì có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ (đối với dư thừa kim loại chì), ung thư gan và bệnh dị ứng ngoài da (nếu dư thừa kim loại crom 4), các bé ở độ tuổi lớn hơn thì có nguy cơ bệnh suy gan và thận (nếu dư thủy ngân).

* Cách chọn cá tươi ngon

- Kích cỡ cá: Chọn cá có kích thước vừa, không nên chọn cá có kích thước quá to, đặc biệt là cá biển.
- Nhận biết cá tươi: cá mới đánh bắt hoặc ướp đá đúng tiêu chuẩn thì nồng độ phân bố các kim loại nặng trong cơ thể cá cố định ở 1 số cơ quan nhất định và có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến. Trong khi đó cá trữ lâu hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển thì nồng độ kim loại nặng có ở toàn thân cá. Các mẹ có thể nhận biết cá tươi bằng cách quan sát tình trạng, màu sắc của cá. Nếu cá tươi thì nhìn bề ngoài bóng bẩy, mắt phải trong, sáng, ít đục và mang cá có màu hồng hoặc đỏ; khi ngửi không có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra có thể nhận biết bằng cách ấn vào thân cá, nếu độ đàn hồi tôt và còn nhớt thì cá còn tươi. Ngược lại, nếu cá không có nhớt và khi ấn vào bị lõm xuống, không có độ đàn hồi thì đấy chắc chắn là cá đã được đánh bắt từ lâu hoặc khâu bảo quản không tốt dẫn đến tình trạng ươn, không nên dùng loại cá này.

* Hướng dẫn cách chế biến cá cho trẻ:

- Làm sạch: Khi làm cá nên loại bỏ phần mang, mỡ cá và toàn bộ nội tạng cá, nhất là gan cá. Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể con cá, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá. Sau đó cắt sạch phần xương vây cá hai bên hông và trên lưng. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng nguy cơ chứa kim loại ô nhiễm cao, nên tuyệt đối tránh cho các bé.
- Cách róc thịt phi lê:  Thịt phi lê là phần tốt nhất trên thân cá cho các bé nhỏ tuổi vì nó giảm nguy cơ mắc xương, bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng khi chế biến, và loại bỏ được các cơ quan có tích trữ nhiều kim loại nặng khi cá sống trong vùng biển, sông hồ bị ô nhiễm. Bạn hãy đặt cá lên thớt rồi cắt sâu vào dọc theo phần và nhẹ nhàng kéo xuống phần đuôi cá, nhớ không nên ấn cá mạnh tay. Khi đã có một rãnh dọc lưng, bạn hãy tiếp tục lướt dao dọc theo rãnh đó để tách rời miếng thịt ra, làm tương tự với bên còn lại.

Cách lấy thịt cá phi lê
Thủy hải sản nói chung và các loài cá nói chung rất giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Nhưng với tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay thì lượng kim loại nặng cũng như khả năng nhiễm độc của thủy hải sản ngày càng cao, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà ngay cả người lớn cũng khó tránh khỏi. Cho nên việc nhận biết và chế biến sao cho hạn chế những mối nguy hại đấy là hết sức cần thiết, các mẹ nên chú ý nhé.



Chi's mommy

I am the chief blogger on this Blog and here I like to share my internet / tech experience with my online readers.
Support me by following Tuệ Tâm Trà - Tue Tam Tea House

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét