Cách phòng bệnh bại não ở trẻ em


Con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, giỏi dang là ước ao và niềm khát khao lớn nhất của các bậc cha mẹ. Trong đó, khỏe mạnh gần như là mong muốn quan trong nhất. Thế nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó. Có những đứa trẻ đã phải chịu thiệt thòi bởi những căn bệnh tai qoái vì số phận kém may mắn của mình. Một trong số đó là bệnh bại não. Vậy bệnh bại não ở trẻ em là gì? Cách ngừa bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bại não là một dạng nhiều tàn tật nặng nề, đứng vị trí hàng đầu trong mô hình tàn tật của trẻ em. Bệnh bại não nghĩa là yếu các chức năng của não do tổn thương các chức năng thần kinh trung ương như chức năng vận động mà thường gặp nhất là liệt các chi và co cứng cơ, chức năng trí tuệ, chức năng các giác quan nói, nghe, nhìn và chức năng kiểm soát các hành vi. Trong số các nguyên nhân gây ra bại não thì hầu như tất cả các nguyên nhân đều có thể phòng tránh được.

Bại não gây hạn chế chức năng vận động

Các mẹ trên 35 tuổi thì không nên sinh thêm con nữa vì lúc này khả năng con sinh ra mắc phải các chứng bệnh dị tật bẩm sinh cao. Các bà mẹ mang thai mà bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ gây tổn thương cho bào thai thì phải được tư vấn có nên sinh con hay không và khi mang thai phải thường xuyên đi khám và đăng ký quản lý theo dõi thai tại các cơ sở y tế chuyên khoa định kỳ. Đối với các bà mẹ có vóc người thấp còi, khung chậu hẹp hoặc mắc các bệnh mãn tính như: tim, thận, lao, đái đường, badơđô,... hay các mẹ có nghề nghiệp nặng nhọc, môi trường độc hại, cuộc sống kham khổ, thiếu thốn cũng dễ bị sinh non, phải mổ đẻ,...

Trong lúc mang thai, các mẹ nên có các biện pháp phòng chống để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm các loại vi rút như: cúm, hồng ban, Herpes, Toxoplasma, vi rút tế bào khổng lồ…Bởi  vì các loại vi rút này dễ gây ra dị tật thai nhi, đặc biệt là dị tật thần kinh bào thai như: dị tật não, dị tật thính giác và thị giác. Để tránh nhiễm các loại vi rút này các bà mẹ khi có thai phải cải thiện điều kiện, môi trường sống, nâng cao sức khỏe, hạn chế đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện như: bị cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy, sốt…

Giai đoạn thai kỳ, các bà mẹ không nên dùng các chất gây nghiện, các chất kích thích nhất là rượu, thuốc lá. Không nên tiếp xúc với nguồn chất độc hại như chì, thủy ngân. Bởi thai nhi dễ bị ngộ độc các chất này và sẽ bị suy dinh dưỡng bào thai, não nhỏ, chậm phát. triển não bộ.

Khi thai nhi được 32-36 tuần tuổi, các mẹ nên chủ động đến cơ sở y tế để bổ sung thêm vitamin K nhằm hạn chế mất máu nhiều trong cuộc sinh nở, đồng thời cũng phòng ngừa được xuất huyết não- màng não sớm cho trẻ sơ sinh. Thực hiện tốt lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, đề phòng các bệnh dịch nhất là các bệnh viêm màng não, viêm não, bởi đây là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật lớn nhất cho trẻ em.

Thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi

Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lý nếu như vàng da nhẹ và chỉ 5 – 10 ngày là hết. Khi phát hiện trẻ có vàng da sớm, 2-3 ngày sau khi sinh và mức độ vàng da đậm, tăng nhanh, nước tiểu vàng, bỏ bú…nhất là với các bà mẹ có nhóm máu Rh(-) thì phải sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị.

Bại não gây ra hậu quả rất nặng nề Tuy nhiên đây là căn bệnh có thể phòng tránh được nhưng lại rất khó để chữa trị và phục hồi lại hoàn toàn chức năng. Vì thế, các mẹ nên chủ động tìm hiểu để phòng tránh một cách có hiệu quả nhé!


Chi's mommy

I am the chief blogger on this Blog and here I like to share my internet / tech experience with my online readers.
Support me by following Tuệ Tâm Trà - Tue Tam Tea House

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét