Sặc ở trẻ là một cấp cứu tối khẩn cấp bởi vì nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ nhanh chóng tử vong hoặc nếu qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị tổn thương bởi một tình trạng thiếu ôxy quá lâu. Trong đó, bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh rất cao, rất dễ có khả năng khiến bé bị sặc nếu cho ăn không đúng cách. Tình trạng đấy sẽ làm tắc đường thở của bé, làm bé bị ngạt vì một số bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Cho nên các mẹ nên tự trang bị cho mình kiến thức để nhận biết và có cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp trên. .
Dấu hiệu trẻ bị sặc cháo, bột, sữa
- Ngừng ăn và ho sặc sụa.
- Cơ thể tím tái, đặc biệt là mặt.
- Trẻ có biểu hiện khó thở, hơi thở đứt quãng, thở dốc, thở gấp.
- Hai mắt trợn ngược.
- Chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, cơ thể co giật,
- Nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen…
- Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ mũi, miệng của bé.
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột, cháo
Thường có hai tình huống xảy ra khi trẻ bị sặc. Trường hợp nhẹ, sau khi có biểu hiện ho sặc nhưng trẻ vẫn thở đều, hồng hào, khóc to, nghe không có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rít, cần bình tĩnh bế trẻ lên, móc hết thức ăn hoặc dị vật trong miệng trẻ sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất. Đối với trường hợp nặng hơn thì xử lý theo các bước sau:
Thường có hai tình huống xảy ra khi trẻ bị sặc. Trường hợp nhẹ, sau khi có biểu hiện ho sặc nhưng trẻ vẫn thở đều, hồng hào, khóc to, nghe không có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rít, cần bình tĩnh bế trẻ lên, móc hết thức ăn hoặc dị vật trong miệng trẻ sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất. Đối với trường hợp nặng hơn thì xử lý theo các bước sau:
- Bước 1: Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu không thông thoáng thì hút sạch. Việc này cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ. Sau đó nhanh chóng làm một thủ thuật để tống dị vật trong đường hô hấp ra bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực; một tay đỡ lấy cằm trẻ (nếu trẻ nặng quá thì đặt tay đỡ trẻ lên đùi người cấp cứu) rồi dùng dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh vào lưng bé (giữa 2 xương bả vai) 5 – 7 lần liên tiếp. Tốt nhất là vỗ lúc trẻ thở ra để phối hợp hành động làm áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Vỗ vào lưng để tạo áp lực để đẩy dị vật ra ngoài |
- Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Vùng dưới xương ức là vùng mềm sẽ lõm vào khi bạn nhấn xuống. Khi nhấn vào vùng này bạn sẽ thấy tức tức. Bạn có thể thử để biết vùng vị trí dưới xương ức.
Dùng hai ngón tay ấn vào chỗ lõm dưới xương ức |
- Bước 3: Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng, hô hấp nhân tạo cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.
Luân phiên vỗ lưng, hô hấp nhân tạo cho bé |
- Bước 4: Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ hồng hào trở lại, khóc to và khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra lấy bỏ dị vật đã được tống ra miệng. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị sặc, cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu bằng thủ thuật trên đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chung quanh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Cấp cứu trong trường hợp trẻ đã bị ngưng tim, ngưng thở
- Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở: cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Sơ cứu bằng cách để trẻ nằm ngửa, đầu hướng lên trên nhằm làm cho đường thở thông thoáng. Tiếp theo đó, hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi và miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái. Sau đó, dùng 2 ngón cái đặt chồng lên nhau, các ngón khác ôm ngực bé, đặt dưới đường nối hai vú và ấn liên tục100 lần/phút. Kết hợp vừa thổi ngạt vừa ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim và 1 lần thổi ngạt . Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
- Lưu ý: Trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm, não sẽ thiếu ôxy, không cấp cứu được.
Đề phòng sặc ở trẻ
- Khi cho trẻ nhỏ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ; cho trẻ ăn thức ăn thích hợp theo tuổi; cho trẻ ăn miếng nhỏ và dừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn; khi ăn nên bế trẻ hoặc để trẻ ngồi, không cho ăn khi trẻ đang nằm, khi trẻ còn ngái ngủ, khi đang khóc; đối với trẻ lười ăn, không chịu há miệng khi cho ăn, một số bà mẹ thường bịt mũi để trẻ phải há miệng ra, điều này hết sức nguy hiểm bởi trẻ sẽ hít vào kèm luôn cả thức ăn qua đường miệng.
- Khi trẻ đang bị khó thở do bệnh lý phổi, tim, hết sức chú ý khi cho ăn vì trong trường hợp này trẻ rất dễ bị sặc hoặc bị trớ, nôn.
- Không cho trẻ chơi với những đồ vật như hòn bi, hạt quả... khi trẻ còn nhỏ. Các bà mẹ, những người chăm sóc trẻ, cô giáo tại các trường mầm non phải được tập huấn về phương pháp cho trẻ bú mẹ, ăn uống sao cho đúng cách cũng như cách phát hiện và xử trí cấp cứu các tình huống sặc xảy ra ở trẻ em.
Các mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu cũng như cách xử lý ở trên để đề phòng gặp phải những trường hợp tương tự nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét