Dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng thời kỳ -Phần 1

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng và là yếu tố then chốt để sinh ra những em bé mạnh khoẻ và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chúng sau này. Bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ là điều vô cùng cần thiết bởi nó giúp nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau. Vì thế, phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng thời kỳ để thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

1. Tháng thứ nhất

 Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Vào thời gian này bà bầu thường xuyên bị ốm nghén, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bụng và biếng ăn. Tuy vậy, đây lại là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với thai nhi, nếu không chú ý giữ gìn có thể dẫn đến những điều đáng tiếc. Vì thế chế độ dinh dưỡng trong thời điểm này cũng cần được lưu ý. Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vitamin và khoáng chất, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá…Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Các mẹ bầu nên sử dụng nhiều thực phẩm khác nhau trong thực đơn của mình

Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Đừng lo, bật mí cho bà bầu mẹo ăn uống lý tưởng sau:
- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
 -Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
- Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

2. Tháng thứ hai

Ở tháng thứ 2, cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt với những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy như dừng hẳn vòng kinh, thường xuyên đau đầu, cảm giác chóng mặt kèm với buồn nôn, núm vú sậm màu và đau tức... Những cơn ốm nghén cũng tìm đến bà bầu nhiều hơn, khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi và chán ăn. Do đó, mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn, tích cực bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nếu thường xuyên bị nôn, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và các thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, bánh mì, rau xanh, bông cải, sinh tố, các loại ngũ cốc…tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái…Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời. Giai đoạn này nếu bạn chưa uống được sữa bầu thì cũng không cần quá lo lắng nhé, bởi lúc này thai nhi còn rất nhỏ và chưa cần quá nhiều dinh dưỡng.

3. Tháng thứ ba

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy nhưng vẫn thỉnh thoảng các cơn ốm  nghén vẫn làm phiền bạn. Dù vậy thì hãy cố gắng khắc phục và chú ý nghỉ ngơi để làm giảm bớt cơn nghén nhé. Nếu bạn bỏ ăn sẽ rất có hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi đấy. Mẹ bầu có thể ngậm lát gừng để giảm bớt cơn buồn nôn hoặc chia nhỏ bữa ăn, ăn mỗi khi thèm để tránh tạo cảm giác đói, nôn oẹ, cần nghỉ ngơi nhiều hơn để làm giảm bớt cơn nghén. Trong giai đoạn này, bạn hãy chú ý bổ sung cho cơ thể phong phú các dưỡng chất, ăn những món bổ dưỡng như canh gà, các loại cá, thịt, nhiều hoa quả và rau xanh nhé. Nếu 2 tháng trước vẫn chưa bạn  vẫn chưa bổ sung chất dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp thì hãy bắt đấu từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.
Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:
- Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
- Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa

Bổ sung chất dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh
4. Tháng thứ tư

Đến tháng thứ 4, các cơn ốm nghén đã giảm hẳn, sức khỏe của bà bầu cũng tốt lên rất nhiều. Đây được gọi là thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, là thời kỳ khỏe mạnh nhất của bà bầu đấy nhé. Thời gian này bụng đã bắt đầu xuất hiện, đây cũng là lúc thai nhi sẽ cần rất nhiều dưỡng chất để có thể phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu chất sắt trong khoảng thời gian này vì sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao. Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết. Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Bạn hãy ăn thành nhiều bữa trong ngày, giúp hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Chú ý nhai đều hai bên và nhai kỹ trước khi nuốt thức ăn. Chế độ ăn cần phong phú các loại thực phẩm và tránh xa những chất kích thích. Bà bầu cũng nhớ bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.thiết yếu theo gợi ý sau  nhé:
- Vitamin A: Có thể tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cá, các loại gan động vật, rau quả đậm màu như rau muống, rau dền, cần ta, cà rốt, bí đỏ, xoài, khoai lang...
- Vitamin B1: Có thể bổ sung từ ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…
- Vitamin B2: Có nhiều trong hạt ngũ cốc toàn phần và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
- Vitamin B6: Chứa nhiều trong thịt gà, ngô và gan động vật...
- Vitamin B9 (hay còn gọi là acid folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…
- Vitamin C:  Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …
- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.


(Còn tiếp)


Chi's mommy

I am the chief blogger on this Blog and here I like to share my internet / tech experience with my online readers.
Support me by following Tuệ Tâm Trà - Tue Tam Tea House

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét