Điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm - Phần 1

Bé trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu phát triển vận động nhiều hơn như lật, trườn... Do đó, trong khoảng thời gian này bé cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Đây chính là lúc có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm cho bé. Thế nhưng, không phải bố mẹ nào cũng cho con ăn dặm đúng cách để bổ sung đầy đủ chất và lượng dinh dưỡng cho bé yêu. Các bậc phụ  huynh có thể tham khảo một số sai lầm thường gặp  sau đây khi cho bé ăn dặm để tránh lặp lại nhé.

Điều quan trọng là phải chọn thời điểm ăn dặm hợp lý

1. Chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm không hợp lý

Nhiều cha mẹ do thiếu sự hiểu biết đã cho con ăn dặm quá sớm (khoảng 3 tháng) hoặc quá muộn (sau 7 tháng) so với thời điểm có thể bắt đầu. Trong khi đó, thời điểm bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng cao. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, nên thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ men tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, khó tiêu, và gây nên tình trạng ít bú mẹ. Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, lúc này lượng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng. Cả hai trường hợp đều có nguy cơ dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hoặc dễ mắc bệnh tật. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được.

2. Ép trẻ ăn quá nhiều

Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và sẽ tăng dần theo thời gian. Mẹ nên cung cấp cho bé một lượng thức ăn vừa phải và tăng dần, phu thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của bé. Nếu bắt trẻ ăn quá nhiều trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn và rất có thể dẫn đến tình trạng sợ ăn. Do đó, nên để bé ăn trong tâm trạng thoải mái, không gò bó mới giúp trẻ hấp thụ và tiêu hóa tốt các dưỡng chất cần thiết có trong thức ăn.

3. Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt

Cũng tương tự như sữa bột, bột ăn dặm cũng có thời gian từ lúc mở nắp hộp tới khi dùng hết thường không quá 15 ngày. Nếu mở nhiều hộp cùng một lúc, thời gian sử dụng của các hộp sẽ bị kéo dai, dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây tiêu chảy cho trẻ. Nếu bạn muốn đổi vị cho trẻ, thì nên mua từng hộp bột một, dùng hết hộp này mới chuyển sang dùng hộp khác. Để bột luôn được bảo quản trong trạng tái tốt nhất, tránh tình trạng mở nắp hàng loạt các hộp bột nhé.

4. Món ăn cho trẻ ăn dặm phải thật phong phú và nhiều đạm

Các bậc phụ huynh thường quan niệm rằng khi con mới bắt đầu tập ăn dặm thì phải phong phú, đa dạng thức ăn cho con. Bữa ăn của con phải được thay đổi, chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để bé có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên. Đây là một quan niệm rất sai lầm và thể hiện sự thiếu hiểu biết của bố mẹ. Vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khả năng tiêu hóa được một số loại thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều protein, chất đạm, chất béo.. Khi thức ăn không tiêu hóa được, sẽ dẫn tới tình trạng bé bị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoạn thiện hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé hoặc khiến trẻ giác biếng ăn. Bố mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng những món ăn một thành phần, lần lượt với các món nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa.. để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với từng loại thức ăn đó. Không nên đa dạng thức ăn cho bé ngay từ khi mới tập cho bé ăn dặm.

Không nên đa dạng thức ăn ngay từ khi mới tập cho bé ăn dặm

5. Con thích món nào thì cho ăn món đó

Lúc này trẻ đã phân biệt được 4 vị cơ bản là: mặn, ngọt, đắng và chua. Và trẻ thường có chiều hướng thiên về 1 loại thức ăn nhất định, thường là các bé thích ăn đồ ăn có vị ngọt. Các bậc cha mẹ thường hay thấy con thích ăn đồ ăn nào, là chỉ cho con ăn những loại đồ ăn đó. Điều này dẫn tới hiện tượng mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, thậm trí gây trướng bụng hoặc ỉa chảy dài ngày. Giai đoạn trẻ ăn dặm sẽ quyết định khẩu vị của trẻ. Do đó, bố mẹ hãy khôn khéo cân bằng các thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn dặm cho trẻ. Lúc này, các mẹ nên dần bổ sung các loại thực phẩm mới vào bữa ăn cho trẻ. Nếu thực phẩm nào trẻ khó ăn, bạn có thể đổi cách chế biến, tập cho trẻ ăn nhiều lần vào các thời gian khác nhau, và kiên trì theo khối lượng từ ít đến nhiều.

(Còn tiếp)

Chi's mommy

I am the chief blogger on this Blog and here I like to share my internet / tech experience with my online readers.
Support me by following Tuệ Tâm Trà - Tue Tam Tea House

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét