Trẻ có biểu hiện lo lắng khi đi học


Khi một đứa trẻ trằn trọc trên ghế và không chú ý, chúng ta có xu hướng nghĩ đến rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), nhưng lo lắng cũng có thể là nguyên nhân. Khi trẻ lo lắng khi đi học, trẻ có thể khó tập trung vào bài học và bỏ qua những bài giảng của Thầy cô giáo bởi suy nghĩ lo lắng đang lấn át trí não của trẻ. Sự lo lắng của trẻ khi đi học là điều đáng lo ngại đối với trẻ em và là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Nó rất phổ biến, nhưng không phải lúc nào nó cũng giống nhau. Đôi khi nó trở thành bệnh tật như trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự lo lắng của trẻ khi đi học.

1. Trẻ lo lắng khi đi học có phải là điều bình thường?

Câu trả lời được các chuyên gia khẳng định đúng là như vậy. Một số lo lắng là một phần bình thường của sự phát triển về hành vi cũng như cảm xúc của bé. Các em học sinh nhỏ tuổi thường có nhiều lo lắng về trường lớp, khả năng hòa đồng với các bạn trong lớp và khả năng làm vừa lòng cha mẹ của chúng. Nếu trẻ cảm thấy mình gặp khó khăn trong việc hoàn thành bất kỳ điều gì trong số các vấn đề nêu trên, đó có thể là dấu hiệu của sự lo lắng khi đi học ở trẻ. Trẻ cũng có thể có một số phản ứng đối với những căng thẳng xuất hiện trong chính gia đình của mình như cha mẹ ly hôn, những khó khăn về mặt tài chính, bệnh tật hoặc thậm chí là những tin tức khó chịu vẫn đang xuất hiện trong thế giới hàng ngày.

Mặc dù rất khó để các bậc cha mẹ nhận thấy con mình đang lo lắng thông qua những biểu hiện bên ngoài của bé nhưng điều quan trọng cần nhớ lo lắng là điều bình thường trong cuộc sống của trẻ. Thậm chí, lo lắng có thể mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như giữ cho trẻ cảnh giác trước các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn và khuyến khích các hành vi tích cực nhằm đáp ứng với những thử thách luôn đặt ra cho chúng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên những lo lắng tột độ có thể thể gây ra tình trạng căng thẳng quá mức cho cả trẻ em và gia đình của chúng.

2. Những loại lo lắng trẻ thường gặp phải khi đi học

Dưới đây là một số dạng lo lắng phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học:

Lo lắng vì phải rời xa cha mẹ:

Mặc dù lo lắng dạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhưng nỗi sợ hãi khi phải rời xa cha mẹ cũng như những người thân yêu có thể tạo nên những ấn tượng không tốt trong ngày đầu tiên đi học của bé, đặc biệt là khi trẻ đứng trước một sự thay đổi lớn như bắt đầu đi học hoặc buổi đầu tiên sau khi chuyển đến một ngôi trường mới. Con đường để trẻ tự lập không dễ dàng và bé có thể vừa hào hứng vừa lo lắng khi bước những bước đầu tiên xa cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình.

Những nỗi sợ hãi: 

Trẻ từ 5-8 tuổi thường lo lắng về những điều chúng thấy, đã làm và những điều chúng không thích, được nghe từ bạn bè, đã học ở trường hoặc biết đến thông qua các phương tiện truyền thông. Những nỗi sợ hãi này tương đối đa dạng, có thể bao gồm những cảnh quay tại phòng khám hoặc cơ sở y tế với các bác sĩ và dụng cụ trên tay, những cảnh quay về ma cà rồng, thiên thạch hoặc một chương trình đáng sợ khác mà trẻ đã giấu cha mẹ mình để xem. Ví dụ, một bộ phim viễn tưởng đề cập đến sự tàn phá của những cơn lốc đến trường học có thể khiến trẻ nảy sinh những nỗi sợ hãi về thiên tai. Tương tự như vậy, một đứa trẻ có thể phát triển hội chứng sợ đi máy bay sau khi nghe tin tức về một vụ tai nạn máy bay trên TV. Những nỗi sợ hãi và ám ảnh phổ biến đối với trẻ bao gồm sợ nhện, sợ độ cao, sợ vi khuẩn và sợ nước. Ngoài ra một số trẻ cũng cảm thấy rất sợ chó nếu bị chúng cắn hoặc sủa khi đến gần.

Lo lắng xã hội:

Các trường mẫu giáo và trường tiểu học có thể đòi hỏi nhiều hơn ở học sinh của mình về mặt xã hội. Trẻ có thể lo lắng về những tình huống mới cũng như những người bạn mới. Gây sự với bạn bè hoặc cố gắng tìm một người bạn phù hợp để cùng ngồi chung bàn ăn vào bữa trưa cũng có thể dẫn đến sự lo lắng cho trẻ.

Trốn tránh việc đi học: 

Nếu trẻ thường hay than vãn, liên tục kêu đau bụng để có lý do nghỉ học, đó là dấu hiệu của việc trẻ đang cố gắng trốn tránh một điều gì đó hoặc một ai đó ở trường. Có thể trẻ đang bị bạn bè trêu chọc, đang buồn vì điều gì đó ở trường hoặc muốn bỏ qua một chương trình học mà trẻ cảm thấy nhàm chán sắp diễn ra. Tuy nhiên, nếu thực sự là trẻ bị đau bụng hoặc gặp phải một số triệu chứng đáng lo ngại khác, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và loại trừ các tình trạng bệnh lý hoặc cố gắng tìm hiểu xem có điều gì bất thường đang xảy ra hay không.

3. Giúp trẻ độ tuổi đi học kiểm soát sự lo lắng

Khi trẻ tỏ ra lo lắng hoặc căng thẳng, hãy an ủi trẻ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, các ông bố bà mẹ hãy sáng tạo ra một số cách để giúp trẻ đương đầu và vượt qua các nỗi sợ hãi.

 Một số mẹo nhỏ sau đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho cha mẹ trẻ:

Thừa nhận nỗi sợ hãi:

Ai cũng có những nỗi sợ hãi của riêng mình, vì thế đừng coi những nỗi sợ hãi của trẻ là vớ vẩn, chúng có thể hoàn toàn bình thường và hợp lý. Ví dụ, nếu trẻ sợ bị lạc bố mẹ trong cửa hàng, hãy nói với trẻ rằng mình cũng có chung những nỗi sợ hãi như thế với trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được sự đồng cảm. Hãy giải thích lý do tại sao cha mẹ luôn phải theo dõi kỹ trẻ và dạy chúng cách phải làm gì nếu lỡ cả hai có lạc nhau. Nếu trẻ cảm thấy lo lắng bởi chúng không thể hoàn thành các bài tập về nhà nhanh như đám bạn cùng lớp, hãy nhắc nhở trẻ rằng mỗi đứa trẻ có tốc độ tiếp thu của riêng mình. Hãy cho trẻ biết chỉ cần bé cố gắng hết sức, không ai cảm thấy thất vọng với chúng cả.

Giúp trẻ nói ra những nỗi sợ hãi của mình: 

Một điều đơn giản để giảm nhẹ nỗi sợ hãi đang bao trùm là nói ra những nỗi sợ hãi của mình. Bằng cách nói về nó, trẻ có thể hình thành những quan điểm lành mạnh hơn về nỗi sợ hãi và bé có thể cung cấp cho cha mẹ thông tin cần thiết để giúp trẻ kiểm soát nỗi sợ hãi. Ví dụ, nếu ai đó nói một điều gì không tốt đối với trẻ ở trường và trẻ về kể lại với cha mẹ. Hãy hướng dẫn bé những điều cần làm khi chuyện đó lại xảy ra một lần nữa. Hãy cho bé biết rằng cha mẹ tự tin vào việc bé có thể xử lý tất cả những tình huống gặp phải trong cuộc sống.

Giảm tải một số hoạt động cho trẻ: 

Một số trẻ có thể đang cố gắng nói với cha mẹ chúng rằng chúng cảm thấy lo lắng bởi những yêu cầu của trường học, các bài học về âm nhạc và thể thao. Hãy xem xét liệu bé có đang quá tải với những hoạt động ngoại khóa hoặc công việc ở nhà hay không. Hỏi trẻ xem muốn giảm tải chúng như thế nào để có cách sắp xếp và đăng ký các lớp học ngoại khóa cho bé một cách hợp lý.

Giúp trẻ vượt qua cảm giác lo lắng bằng sự hài hước: 

Tiếng cười luôn có tác dụng giúp giảm bớt lo lắng. Nếu trẻ đang băn khoăn về một buổi biểu diễn hay một vai diễn bé đảm nhận trong vở kịch của lớp thời gian tới. Hãy kể cho bé nghe một vài câu chuyện hài hước. Những câu chuyện này đưa mọi thứ vào một góc nhìn và nếu trẻ học được cách mỉm cười trong những khoảnh khắc khó xử, điều đó sẽ khiến trẻ tự tin lên nhiều.

4. Khi nào nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia

Đối với hầu hết trẻ em, những lo lắng không thường xuyên là một thực tế có thể quản lý được của cuộc sống. Những sự lo lắng mất kiểm soát có thể biến thành một trở ngại lớn. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ nếu:

  • Sự lo lắng của trẻ có thể ảnh hưởng tới các hoạt động của gia đình hoặc ngăn cản trẻ kết bạn, 
  • Trở thành lý do khiến trẻ cảm thấy không muốn đi học, 
  • Làm gián đoạn giấc ngủ khiến bé ngủ không sâu giấc và dẫn đến các hành vi cưỡng chế hoặc gây ra các triệu chứng về thể chất.

Nếu cần, các bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến những chuyên gia tư vấn gia đình hoặc các bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc tìm kiếm những chuyên gia trị liệu tâm lý cho trẻ.

Kết lại:

Giống như với tất cả những người trưởng thành, trẻ em cũng có những lo lắng, căng thẳng riêng của chúng, đặc biệt là trong độ tuổi đi học. 

Những lo lắng về khối lượng bài tập cần hoàn thành, khả năng hòa nhập cùng với các bạn hay sự khó tính của một vài thầy cô có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. 

Những điều này là hoàn toàn bình thường và đứa trẻ nào cũng cần phải trả qua. Nhưng nếu những lo lắng đó ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của trẻ và gia đình hoặc gây ra các triệu chứng về thể chất khác, trẻ có thể cần tìm đến các bác sĩ để được điều trị tâm lý..

Chi's mommy

I am the chief blogger on this Blog and here I like to share my internet / tech experience with my online readers.
Support me by following Tuệ Tâm Trà - Tue Tam Tea House

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét